quốc gia nội lục có chủ quyền tại Đông Á
Châu Á > Đông Á > Mông Cổ

Mông Cổ
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Ulaanbaatar
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tiền tệ Tögrög/Tugrik (MNT)
Diện tích tổng: 1,565 triệu km2
nước: 9.600 km2
đất: 1.555.400 km2
Dân số 2.791.272 (tháng 7, 2006)
Ngôn ngữ Tiếng Mông Cổ
Kazakh
Tôn giáo Phật giáo Tây Tạng 53%, Atheism 38.6%, Hồi giáo 3%, Shamanism 2.9%, Christianity 2.1% (2010)
Hệ thống điện 220V, 50 Hz (two round pins, European-style)
Mã số điện thoại +976
Internet TLD .mn
Múi giờ UTC +7 to +8

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол улс) là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam, phía đông và phía tây. Dù không có biên giới chung với Kazakhstan nhưng điểm cực Tây của Mông Cổ chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38 km (24 dặm). Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan. Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007), Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ là Ulan Bator, là nơi sinh sống của gần 38% dân số.

Tổng quan

sửa

Lịch sử

sửa

Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ chủ yếu là những người dân du mục và dần dần phát triển thành những liên minh lớn mạnh. Năm 209 TCN, người Hung Nô đã thành lập một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Mặc Đốn. Họ đã đánh bại người Đông Hồ, vốn kiểm soát miền đông Mông Cổ trước kia rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn uy hiếp Trung Hoa trong 3 thế kỉ sau đó. Nhà Tần đã phải xây dựng Vạn Lí Trường Thành để ngăn chặn những sự xâm nhập từ phía bắc của người Hung Nô. Sau khi bị người Trung Quốc đánh bại vào năm 428-431, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung. Sau đó, người Nhu Nhiên đã thay thế Hung Nô cai trị Mông Cổ cho đến khi bị đánh bại bởi người Đột Quyết. Người Đột Quyết cai quản Mông Cổ trong hai thế kỉ 7 và 8. Tiếp đó, họ lại bị thay thế bởi tổ tiên của người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) ngày nay, và sau đó là người Khiết Đan và người Nữ Chân. Vào thế kỉ 10, Mông Cổ bị chia thành rất nhiều bộ lạc nhỏ liên kết rời rạc với nhau. Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14. Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Y Nhi hãn quốc ở Ba Tư, Sát Hợp Đài hãn quốc ở Trung Á, Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay, và triều Nhà Nguyên ở Trung Quốc. Sau khi bị người Hán đánh bại, người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng, Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh. Tiếp đó, vào thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919. Ngày 11 tháng 7 năm 1921, được Liên Xô ủng hộ, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời theo (chế độ Xã hội chủ nghĩa). Từ 1990, do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô, Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng với 18 chính đảng chính thức hoạt động, trong đó Đảng Nhân dân Mông Cổ là chính đảng lớn nhất.

Địa lý và khí hậu

sửa

Với diện tích 1.564.116 km² (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru. Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hoà Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới. Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F). Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm. Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà Bactrian cũng không sống nổi.

Chính trị

sửa

Hiện nay, chính trị ở Mông Cổ là đa đảng, có 18 chính đảng cùng hoạt động. Đảng lớn nhất là Đảng Nhân dân Mông Cổ. Cơ cấu chính trị với hình thức dân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là tổng thống với nhiệm kỳ 04 năm. Tổng thống hiện nay là ông Tsakhiagiin Elbegdorj được bầu làm lãnh đạo từ tháng 5/2009. Chính phủ hiện nay của Mông Cổ là chính phủ liên hiệp, với nhiệm kỳ 04 năm. Thủ tướng hiện nay là ông Sükhbaataryn Batbold. Mông Cổ phân chia hành chính gồm 21 tỉnh dưới quyền trung ương

Vùng

sửa
Các vùng của Mông Cổ
Trung Mông Cổ
gồm Ulan Bator và vùng du lịch Arkhangai
Đông Mông Cổ
Gobi
hầu hết là vùng sa mạc miền nam Mông Cổ
Bắc Mông Cổ
Tây Mông Cổ
nơi có hồ Uvs Nuur

Thành phố

sửa

Ulan Bator, thủ đô, thành phố lớn nhất.

Các điểm đến khác

sửa

Đến

sửa

Có 4 cửa ngõ vào Mông Cổ, 3 giáp với Nga và 1 giáp với Trung Quốc ở Erlian.

Công dân các cuố gia sau có thể vào Mông Cổ miễn Visa:

đến 90 ngày: Kazakhstan, Kyrgyzstan, GruziaMa Cau

đến 3 tháng:? Hoa Kỳ

đến 30 ngày: Cuba, Israel, Malaysia, Thái Lan, Lào, Thổ Nhĩ KỳNhật Bản

đến 21 ngày: Philippines

đến 14 ngày: Hồng Kông, Singapore

Bằng đường hàng không

sửa

Sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn ở thủ đô Ulan Bator.

Bằng tàu hỏa

sửa

Bằng ô-tô

sửa

Bằng buýt

sửa

Bằng tàu thuyền

sửa

Đi lại

sửa

Ngôn ngữ

sửa

Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha, và được 90% dân số sử dụng. Nhiều phương ngữ khác nhau được dùng trên khắp nước. Những phương ngữ này gồm trong các ngôn ngữ Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ thường được gộp vào trong các ngôn ngữ Altaic, một nhóm các ngôn ngữ được đặt theo tên dãy núi Altay và cũng bao gồm cả các ngôn ngữ Turk và Tungus. Ngày nay, tiếng Mông Cổ được viết bằng bảng chữ cái Kirin, dù trong quá khứ nó được viết bằng ký tự Mông Cổ. Một kế hoạch tái sử dụng ký tự cũ được dự định vào năm 1994, nhưng vẫn chưa diễn ra vì nhiều lý do. Ở phía tây đất nước, tiếng Kazakh và tiếng Tuva, cùng với các ngôn ngữ khác, cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ thông nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh, dù tiếng Anh đã dần thay thế tiếng Nga trở thành ngôn ngữ thứ hai.[cần dẫn nguồn] Tiếng Triều Tiên đã trở thành phổ thông bởi có hàng chục nghìn người Mông Cổ làm việc ở Hàn Quốc. Sự quan tâm tới tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ của cường quốc láng giềng, cũng đã gia tăng. Tiếng Nhật cũng phổ biến trong giới trẻ. Một số người có học và lớn tuổi Mông Cổ nói một chút tiếng Đức, bởi họ đã từng theo học tại Đông Đức cũ, trong khi một số nói các các ngôn ngữ thuộc của các quốc gia Khối Đông Âu cũ. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên Mông Cổ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Tây Âu bởi họ học và làm việc tại các quốc gia đó gồm Đức, Pháp và Italia. Người điếc ở Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ.

Mua sắm

sửa

Chi phí

sửa

Thức ăn

sửa

Đồ uống

sửa

Chỗ nghỉ

sửa

Học

sửa

An toàn

sửa

Y tế

sửa

Tôn trọng

sửa

Liên hệ

sửa
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!
  翻译: