Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Bỉ
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Bruxelles
Chính phủ Quân chủ lập hiến cha truyền con nối trên cơ sở đại nghị và dân chủ
Tiền tệ Swiss franc (CHF)
Diện tích tổng: 30.528 km2
Dân số 10.445.852 (2005)
Ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hà Lan
Hệ thống điện 230V/50Hz (ổ cắm châu Âu)
Mã số điện thoại +423
Internet TLD .be
Múi giờ UTC +1

Bỉ (tiếng Hà Lan: België, tiếng Pháp: Belgique; tiếng Đức: Belgien), quốc danh hiện tại là Vương quốc Bỉ (tiếng Hà Lan: Koninkrijk België; tiếng Pháp: Royaume de Belgique; tiếng Đức: Königreich Belgien), là một quốc gia tại Tây châu Âu. Nước này là một thành viên sáng lập của Liên minh Châu Âu và cũng là nơi đóng trụ sở của tổ chức này, cũng như nhiều tổ chức quốc tế lớn khác, gồm cả NATO. Bỉ có diện tích 30.528 km² và dân số khoảng 10.7 triệu người.

Bỉ có chung biên giới với Pháp (620 km), Đức (167 km), Luxembourg (148 km) và Hà Lan (450 km). Tổng diện tích nước này gồm cả diện tích mặt nước là 33.990 kilômét vuông, riêng diện tích đất liền là 30.528 km². Nước này là một thành viên sáng lập của Liên minh Châu Âu và cũng là nơi đóng trụ sở của tổ chức này, cũng như nhiều tổ chức quốc tế lớn khác, gồm cả NATO.

Tổng quan

[sửa]

Là biên giới văn hoá giữa Châu Âu German và Châu Âu Latinh, Bỉ là ngôi nhà của hai nhóm ngôn ngữ chính, Flemish và người nói tiếng Pháp, chủ yếu là Walloons, cộng với một nhóm nhỏ người nói tiếng Đức. Hai vùng lớn nhất của Bỉ là vùng nói tiếng Hà Lan Flanders ở phía bắc, với 59% dân số, và vùng nói tiếng Pháp ở phía nam là Wallonia, với 41% dân số. Vùng thủ đô Brussels, có hai ngôn ngữ chính thức, là vùng chủ yếu nói tiếng Pháp gồm trong Vùng Flemish và là nơi sinh sống của 10% dân số. Một Cộng đồng nói tiếng Đức có tồn tại ở đông Wallonia. Sự đa dạng ngôn ngữ của Bỉ và những cuộc xung đột chính trị và văn hoá liên quan tới nó được phản ánh trong lịch sử chính trị và một hệ thống chính phủ phức tạp.

Về mặt lịch sử, Bỉ Hà Lan và Luxembourg được gọi là Các nước vùng thấp, thường để chỉ một vùng hơi rộng hơn nhóm quốc gia Benelux hiện tại. Từ cuối thời kỳ Trung Cổ cho tới thế kỷ 17, đây là một trung tâm văn hoá và thương mại thịnh vượng. Từ thế kỷ 16 tới cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830, nhiều trận đánh giữa các cường quốc Châu Âu đã diễn ra tại khu vực Bỉ, khiến nó bị gọi là vùng đất chiến trận của Châu Âu—một danh tiếng càng trở nên nổi bật hơn sau hai cuộc Thế chiến. Ngay khi giành được độc lập Bỉ lập tức tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp và, ở cuối thế kỷ 19, sở hữu nhiều thuộc địa ở Châu Phi. Nửa sau thế kỷ 20 được ghi dấu bởi sự trỗi dậy của những cuộc xung đột cộng đồng giữa người Flemings và Francophone được tiếp sức thêm bởi những sự khác biệt văn hoá ở một khía cạnh và khía cạnh kia là sự phát triển kinh tế không đồng đều của Flanders và Wallonia. Đây là những cuộc xung đột vẫn còn sôi sục và đã dẫn tới nhiều đề xuất cải cách từ một nhà nước Bỉ đơn nhất thành một nhà nước liên bang.

Lịch sử

[sửa]

Ở thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, người La Mã, sau khi đánh bại các bộ tộc địa phương, đã thành lập tỉnh Gallia Belgica. Một cuộc nhập cư dần dần của các bộ tộc Frankish Germanic trong thế kỷ thứ 5, đã đưa vùng này nằm dưới sự cai trị của các vị vua Merovingian. Một sự dần thay đổi quyền lực trong thế kỷ thứ 8 đã khiến vương quốc của người Franks phát triển thành Đế chế Carolingian. Hiệp ước Verdun năm 843 phân chia vùng này thành Trung và Tây Francia và vì thế trở thành một tập hợp các thái ấp ở các mức độ độc lập khác nhau, và trong thời Trung Cổ các thái ấp này hoặc là chư hầu của Vua Pháp hoặc là của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Nhiều thái ấp trong số đó đã được thống nhất vào bên trong Burgundian Hà Lan ở thế kỷ 14 và 15. Hoàng đế V đã mở rộng liên minh riêng tư của Mười bảy tỉnh trong những năm 1540, biến nó trở thành không chỉ là một liên minh riêng tư theo Sắc lệnh 1549 và gia tăng ảnh hưởng của ông với Địa phận giám mục-Hoàng thân Liège.

Cuộc chiến tranh tám mươi năm (1568–1648) đã chia các quốc gia vùng thấp thành Các tỉnh thống nhất (Belgica Foederata trong tiếng Latinh, "Liên bang Hà Lan") ở phía bắc và Nam Hà Lan (Belgica Regia, "Hoàng gia Hà Lan"). Nam Hà Lan nằm dưới sự cai trị liên tục của người Tây Ban Nha và Áo Habsburg và bao gồm hầu hết nước Bỉ hiện đại. Đây là sân khấu của hầu hết các cuộc chiến tranh Pháp-Tây Ban NhaPháp-Áo trong thế kỷ 17 và 18. Sau các chiến dịch năm 1794 trong các cuộc chiến tranh cách mạng Pháp, các quốc gia vùng thấp—gồm cả các lãnh thổ chưa bao giờ chính thức nằm dưới sự cai trị của Habsburg, như Địa phận giám mục-Hoàng thân Liège—bị Đệ nhất Cộng hoà Pháp sáp nhập, chấm dứt thời kỳ cai trị của Áo trong vùng. Sự thống nhất các quốc gia vùng thấp trở thành Vương quốc Hà Lan Thống nhất diễn ra sau sự giải tán của Đệ nhất Đế chế Pháp năm 1815.

Cuộc cách mạng Bỉ năm 1830 dẫn tới sự thành lập một nhà nước Bỉ độc lập, Cơ đốc và trung lập dưới một chính phủ lâm thời và một nghị viện quốc gia. Từ khi Leopold I được lập lên làm vua năm 1831, Bỉ đã trở thành một nhà nước quân chủ lập hiến và dân chủ nghị viện. Dù ban đầu quyền bầu cử bị giới hạn, quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới được ban hành năm 1893 (với việc bỏ phiếu theo khu vực cho tới năm 1919) và cho phụ nữ năm 1949. Các đảng chính trị lớn ở thế kỷ 19 là Đảng Cơ đốc và Đảng Tự do, với Đảng Lao động Bỉ xuất hiện ở cuối thế kỷ. Tiếng Pháp ban đầu là ngôn ngữ chính thức duy nhất được giới quý tộc và tư sản lựa chọn. Nó dần mất đi tầm quan trọng khi tiếng Hà Lan cũng được công nhận. Sự công nhận này trở thành chính thức năm 1898 và vào năm 1967 một phiên bản Hiến Pháp tiếng Hà Lan được chính thức công nhận.

Hội nghị Berlin năm 1885 trao quyền kiểm soát Nhà nước Congo Tự do cho Vua Leopold II như vật sở hữu cá nhân của ông. Từ khoảng năm 1900 có sự lo ngại quốc tế ngày càng gia tăng về cách đối xử cực đoan và dã man với dân chúng Congo của chính quyền Leopold II, với ông ta Congo là nguồn thu chủ yếu từ ngà voi và sản xuất cao su. Năm 1908 sự phản đối này khiến nhà nước Bỉ phải nắm trách nhiệm quản lý chính phủ thuộc địa, vì thế nó được gọi là Congo Bỉ.

Đức xâm lược Bỉ năm 1914 như một phần của Kế hoạch Schlieffen và hầu hết các trận đánh tại Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I diễn ra ở vùng phía tây nước này. Bỉ chiếm các thuộc địa của Đức là Ruanda-Urundi (Rwanda và Burundi hiện nay) trong cuộc chiến và vào năm 1924 chúng được Hội quốc liên uỷ nhiệm cho Bỉ. Sau cuộc Thế chiến thứ nhất, Các quận Phổ Eupen và Malmedy bị Bỉ sáp nhập năm 1925, vì thế dẫn tới sự xuất hiện của một cộng đồng nói tiếng Đức. Nước này một lần nữa bị Đức xâm lược năm 1940 trong cuộc tấn công Blitzkrieg và bị chiếm đóng cho tới khi đoợc giải phóng năm 1945 bởi Đồng Minh. Congo Bỉ giành được độc lập năm 1960 trong cuộc Khủng hoảng Congo; Ruanda-Urundi tiếp nối hai năm sau đó.

Sau Thế chiến II, Bỉ gia nhập NATO với tư cách một thành viên sáng lập và thành lập nhóm quốc gia Benelux với Hà Lan và Luxembourg. Bỉ trở thành một trong sáu thành viên sáng lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu năm 1951 và của Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, được thành lập năm 1957. Cộng đồng Kinh tế Châu Âu hiện là Liên minh Châu Âu, và Bỉ là nơi đóng trụ sở của các định chế và cơ cấu chính của tổ chức này, gồm Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Liên minh Châu Âu và cũng là nơi tổ chức các kỳ họp thông thường và đặc biệt của Nghị viện Châu Âu.

Địa lý và khí hậu

[sửa]

Bỉ có chung biên giới với Pháp (620 km), Đức (167 km), Luxembourg (148 km) và Hà Lan (450 km). Tổng diện tích nước này, gồm cả diện tích mặt nước, Là 33.990 kilômét vuông; diện tích đất liền riêng là 30.528 km². Bỉ có ba vùng địa lý chính: đồng bằng ven biển ở phía tây bắc và cao nguyên trung tâm đều thuộc về Châu thổ Anglo-Belgian; các vùng đất cao Ardennes ở phía đông nam là một phần của vành đai kiến tạo Hercynian. Châu thổ Paris chiếm một phần tư diện tích mũi cực nam nhỏ của Bỉ, Lorraine Bỉ.

Đồng bằng ven biển chủ yếu gồm các đụn cát và đất lấn biển. Sâu hơn phía trong lục địa là vùng đất cao dần lên được tưới tiêu bởi nhiều kênh lạch, với các thung lũng màu mỡ và đồng bằng cát phía đông bắc của Campine (Kempen). Những quả đồi nhiều cây và các cao nguyên Ardennes gồ ghề và nhiều đá hơn với những hang động và các hẽm núi nhỏ, và là nơi sinh sống của hầu hết các loài sinh vật hoang dã của Bỉ nhưng ít có giá trị nông nghiệp. Kéo dài về phía tây tới Pháp, vùng này kết nối ở phía đông với Eifel tại Đức nhờ cao nguyên High Fens, tại đây Signal de Botrange là đỉnh cao nhất nước ở độ cao 694 mét (2.277 ft).


Phong cảnh cây cối tại ArdennesKhí hậu kiểu đại dương ôn hoà, với lượng mưa khá lớn trong mọi mùa (Xếp hạng khí hậu Köppen: Cfb). Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 ở mức 3 °C (37,4 °F) và cao nhất vào tháng 7 ở mức 18 °C (64,4 °F). Lượng mưa trung bình tháng thay đổi trong khoảng 54 milimét (2,1 in) vào tháng 2 hay tháng 4 tới 78 mm (3,1 in) vào tháng 7. Mức trung bình năm giai đoạn 2000 tới 2006 nhiệt độ tối thiểu ban ngày đạt 7 °C (44,6 °F) và tối đa 14 °C (57,2 °F) và lượng mưa hàng tháng 74 mm (2,9 in); tăng khỏng 1 °C và gần 10 so với các giá trị thông thường ở thế kỷ trước.

Về địa lý thực vật, Bỉ nằm giữa các khu vực Châu Âu Đại Tây Dương và Trung Âu của Vùng quanh Boreal bên trong Giới Boreal. Theo WWF, lãnh thổ Bỉ thuộc vùng sinh thái Đại Tây Dương với rừng pha trộn

Vùng

[sửa]

Bỉ gồm 3 vùng, liệt kê từ bắc đến nam:

Thành phố và vùng ở Bỉ
Flanders
Phía bắc, vùng nói tiếng Hà Lan của Bỉ. Vùng này gồm các thành phố như Antwerpen, GhentBruges.
Brussels
Vùng thủ đô song ngữ của đất nước và trụ sở của EU.
Wallonia
Phía nam, vùng nói tiếng Pháp, gồm một khu vực nhỏ nói tiếng Đức ở phía đông gần biên giới Đức.

Thành phố

[sửa]

Bỉ có một tỷ lệ đô thị hóa rất cao và có một số lượng đáng kinh ngạc của thành phố đối với một vùng lãnh thổ nhỏ như vậy

  • Brussels - thủ đô Bỉ và thủ đô không chính thức của EU. Trung tâm lịch sử đẹp và một số viện bảo tàng đáng quan tâm. Một trong những thành phố đa văn hóa nhất ở Châu Âu.
  • Antwerp - thành phố lớn thứ hai của Bỉ, với một nhà thờ khổng lồ, đường phố thời Trung cổ và di sản nghệ thuật, và một nơi tuyệt vời cho thời trang.
  • Bruges - một trong những thành phố giàu có nhất Châu Âu trong thế kỷ 14, không gian thời Trung cổ và yên tĩnh vào ban đêm, với những ngôi nhà khách nhỏ và doanh nghiệp gia đình rất nhiều vượt số chuỗi khách sạn.
  • Dinant - thành phố nhỏ trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, một điểm phổ biến cho các môn thể thao mạo hiểm như chèo thuyền và leo núi, tốt nhất đến thăm trong mùa đông.
  • Ghent - từng là một trong các thành phố lớn nhất Châu Âu, nay là một hỗn hợp hoàn hảo của Antwerp và Bruges: một thành phố ấm cúng với kênh rạch, nhưng với lịch sử phong phú và số lượng lớn sinh viên sống động.
  • Leuven - một thành phố nhỏ bị chi phối bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất của Châu Âu. Trung tâm lịch sử xinh đẹp và một cuộc sống về đêm sống động.
  • Liège - thành phố lớn thứ hai của vùng Wallonia, dọc theo một con sông rộng, cảnh quan đô thị công nghiệp với đi bộ đường dài và khu nghỉ mát trên các ngọn đồi gần đó, nó có một tính cách rất mạnh mẽ, độc lập và một cuộc sống về đêm sôi động.
  • Mechelen - một thành phố nhỏ thời Trung cổ với một khu di tích lịch sử đẹp xung quanh nhà thờ.
  • Mons - Mons đã có đặc quyền đặc biệt của việc có ba địa điểm nằm trong danh sách di sản thế giới UNESCO và là một sự kiện vào Danh sách Đại diện các Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này làm cho Mons độc đáo ở Bỉ.
  • Namur - thủ phủ của Wallonia, tại hợp lưu của Sambre và Meuse với kinh thành.
  • Ypres - từng là một trong những thành phố lớn nhất tại vùng đất trũng, bây giờ được biết đến tốt nhất đã bị phá huỷ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, được đánh dấu bởi đài tưởng niệm và nghĩa trang (Flanders Fields Country, xem dưới đây).

Các điểm đến khác

[sửa]
  • Ardennes khu vực thưa dân nhất ở Benelux, vùng đồi núi với rừng bao phủ
  • Fondry des Chiens
  • Pajottenland Cũng được gọi là "Tuscany của phía bắc" là một vùng xanh ở phía Tây của Brussels, gồm đồi, các làng, lâu đài. Phù hợp leo núi, đi xe đạp, cưỡi ngựa.

Đến

[sửa]

Visa

[sửa]

Bỉ là một thành viên của Hiệp ước Schengen. Không có kiểm soát biên giới giữa các quốc gia đã ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế - Liên minh Châu Âu (ngoại trừ Bulgaria, Cyprus, Ireland, Romania và Vương quốc Anh), Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Tương tự như vậy, thị thực được cấp cho bất kỳ thành viên Schengen có giá trị trong tất cả các nước khác đã ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế. Nhưng hãy cẩn thận: không phải tất cả các thành viên EU đã ký hiệp ước Schengen, và không phải tất cả các thành viên trong khối Schengen là một phần của Liên minh Châu Âu. Điều này có nghĩa rằng có thể có vị trí kiểm tra hải quan nhưng không có kiểm tra xuất nhập cảnh (đi du lịch trong khối Schengen nhưng đến / từ một quốc gia không thuộc EU) hoặc bạn có thể phải rõ ràng nhập cư nhưng không hải quan (đi du lịch trong EU nhưng đến / từ một không Schengen nước).

Các sân bay ở Châu Âu do đó chia thành khu vực "Schengen" và "không Schengen", trong đó trên thực tế có vai trò như "nội địa" và phần "quốc tế" ở nơi khác. Nếu bạn đang bay từ bên ngoài Châu Âu thành một nước thuộc khối Schengen và tiếp tục khác, bạn sẽ rõ ràng xuất nhập cảnh và hải quan tại quốc gia đầu tiên và sau đó tiếp tục đến đích của bạn không có kiểm tra thêm. Đi lại giữa các thành viên trong khối Schengen và một nước không thuộc khối Schengen sẽ dẫn đến việc kiểm tra biên giới bình thường. Lưu ý rằng bất kể bạn đang đi du lịch trong khu vực Schengen hay không, nhiều hãng hàng không vẫn sẽ nhấn mạnh khi nhìn thấy thẻ ID của bạn hoặc hộ chiếu.

Công dân của EU và EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ) nước chỉ cần một chứng minh thư quốc gia hợp lệ hoặc hộ chiếu nhập cảnh - trong trường hợp không họ sẽ cần phải có thị thực cư trú lâu lúc nào bất kỳ.

Dân của các nước không phải EU/EFTA thường sẽ cần một hộ chiếu nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen và hầu hết sẽ cần visa.

Chỉ có công dân của các nước không phải EU/EFTA sau đây không cần phải có thị thực nhập cảnh vào khu vực Schengen: Albania *, Andorra, Antigua và Barbuda, Argentina, Úc, Bahamas, Barbados, Bosnia và Herzegovina *, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Costa Rica, Croatia, El Salvador, Guatemala, Honduras, Israel, Nhật Bản, Macedonia *, Malaysia, Mauritius, Mexico, Monaco, Montenegro *, New Zealand, Nicaragua, Panama, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, San Marino , Serbia * / **, Seychelles, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan *** (Trung Hoa Dân Quốc), Hoa Kỳ, Uruguay, Vatican City, Venezuela, bổ sung người có chức Quốc gia Anh (ở nước ngoài), Hồng Kông hay Macao. Những khách không thuộc quốc tịch EU/EFTA miễn thị thực có thể không được ở lại quá 90 ngày trong một khoảng thời gian 180 ngày trong khu vực Schengen tổng cộng, nói chung, không thể làm việc trong thời gian nghỉ (mặc dù một số nước trong khối Schengen không cho phép một số người có quốc tịch nhất định làm việc - xem dưới đây). Người ta tính ngày từ khi bạn nhập bất kỳ nước nào trong khu vực Schengen và không thiết lập lại bằng cách rời một nước thuộc khối Schengen cụ thể cho một nước thuộc khối Schengen, hoặc ngược lại. Tuy nhiên, công dân New Zealand có thể ở lại quá 90 ngày nếu họ chỉ thăm các nước thuộc khối Schengen đặc biệt.

Bằng đường hàng không

[sửa]

Sân bay Brussels (còn được gọi là Zaventem do thị trấn nơi sân bay chủ yếu tọa lạc) là sân bay chính của Bỉ (mã IATA BRU). Nó không nằm ở khu vực Brussels, nhưng ở xung quanh Flanders. Sân bay là cơ sở của hãng hàng không quốc gia Brussels Airlines. Các hãng hàng không dịch vụ đầy đủ sử dụng BRU, cũng như các hãng hàng không giá rẻ như Vueling , Jetairfly và Thomas Cook [http:// www.thomascookairlines.com/].

Có một tuyến xe lửa (vé 5,10 €) chạy mỗi 15 phút đến trung tâm Brussels trong vòng 25 phút, một số tàu trong số đó tiếp tục đi Ghent, Mons, NivellesTây Flanders và tuyến xe buýt số 12 và 21 (3 € tại máy bán hàng tự động / 5 € trên tàu) mỗi 20 đến 30 phút đến Place Luxembourg (khu Quốc hội Châu Âu). Các điểm dừng xe buýt tại NATO và Schuman (đối với các tổ chức EU) trên đường tới trung tâm. Ngoài ra còn có hai chuyến tàu mỗi giờ để Leuven, lấy 13 phút. Một xe taxi đến trung tâm của Brussels giá khoảng 35 € - rẻ hơn nếu đặt trước. Taxi Bleus: +32 (0) 2 268 0000, Taxi Autolux: +32 (0) 2 411 4142, Taxi Verts: +32 (0) 2 349 4949.

Sân bay Brussels South Charleroi (mã IATA CRL), khoảng 50 km về phía nam của Brussels, chủ yếu là phục vụ hãng hàng không chi phí thấp mang, như Ryanair và Wizzair . Bạn có thể đến Brussels Gare du Midi trên một xe khách trong khoảng một giờ (13 € một chiều, € 22 khứ hồi). Nếu bạn đang đi đến bất kỳ một phần khác của Bỉ, mua một chiếc xe buýt kết hợp + vé tàu qua Charleroi ga xe lửa Sud từ các máy bán hàng tự động TEC bên ngoài sân bay tối đa là 19,40 € một chiều.

Giá của một chuyến xe taxi đến Brussels theo mức giá vé quy định (khoảng 95 € tại thời điểm tháng 5 năm 2006) và bạn có thể kiểm tra với các lái xe taxi nếu anh ta sẽ chấp nhận thẻ tín dụng của bạn (s) hay không.

Sân bay Antwerp (mã IATA ANR) có một số chuyến bay kinh doanh, bao gồm cả CityJet 's giá hợp lý liên kết đến sân bay Thành phố Luân Đôn. Các sân bay khác bao gồm Oostende, Liège và Kortrijk, nhưng họ chỉ xử lý các chuyến bay vận chuyển hàng hóa và điều lệ.

Các chuyến bay đến các sân bay ở các nước láng giềng có thể đáng để xem xét, đặc biệt là đến Amsterdam Sân bay Schiphol trong đó có một tuyến đường sắt trực tiếp đến Brussels, cũng dừng chân tại AntwerpMechelen.

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Có xe lửa trực tiếp giữa Brussels và:

  • Luxembourg (xe lửa bình thường, chạy mỗi giờ)
  • Paris, Köln / Cologne, Aachen, Amsterdam (Thalys )
  • Lyon, Bordeaux, Paris-CDG sân bay và nhiều thành phố khác của Pháp (TGV Bruxelles-Pháp ).
  • London, Ebbsfleet, Ashford, LilleCalais (Eurostar ) . Mẹo: Nếu đi đến một thành phố Bỉ khách thì chọn loại vé "bất kỳ nhà ga Bỉ nào" (£ 5,50 một chiều hạng 2), và giao thông vận tải địa phương của bạn được bao gồm trong vé Eurostar của bạn. Tùy thuộc vào khoảng cách này có thể được giá rẻ hơn sau đó nhận được một vé riêng biệt. Lưu ý: Hành khách đi từ Anh sang Bỉ đi qua kiểm tra thẻ hộ chiếu / căn cước Pháp (thực hiện đại diện cho Bỉ) trong Vương quốc Anh trước khi lên xe, chứ không phải khi đến Bỉ. Hành khách đi từ Lille / Calais đến Brussels nằm trong khu vực Schengen.
  • Frankfurt, Köln / Cologne (ICE )
  • Zurich, Thụy Sĩ, qua Luxembourg (xe lửa bình thường, hàng ngày 2)

Xe lửa quốc tế kết nối với các chuyến tàu trong nước tại Brussels Gare du Midi / Zuidstation, và với tất cả Eurostar hoặc ICE và một số vé Thalys, bạn có thể kết thúc cuộc hành trình của bạn miễn phí trên các chuyến tàu trong nước. Đối với tất cả các đoàn tàu tốc độ cao, bạn cần phải đặt trước cho giá vé rẻ, hoặc hoặc là trên mạng hoặc là sử dụng một công ty du lịch. Không có xe lửa giường năm thường xuyên theo lịch nữa.

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Nhiều nhà hàng được đánh giá cao của Bỉ xuất hiện trong hầu hết các cuốn hướng dẫn ẩm thực danh tiếng, như Michelin Guide. Bỉ nổi tiếng về bánh quế và khoai tây chiên (french fries). Trái ngược với cái tên của nó (french là của Pháp), khoai tây chiên cũng có nguồn gốc từ Bỉ. Cái tên "french fries" thực tế miêu tả cách cắt khoai tây. Động từ "french" có nghĩa là cắt thành miếng nhỏ. Các món đặc sản quốc gia là "thịt nướng và khoai tây chiên với salad", và "trai với khoai tây chiên". Các nhãn hiệu chocolate và kẹo hạt dẻ của Bỉ, như Callebaut, Côte d'Or, Neuhaus, Leonidas, Guylian, Galler và Godiva, đều nổi tiếng thế giới và được bán rộng rãi.

Bỉ sản xuất hơn 500 loại bia. Bia Trappist của Tu viện Westvleteren luôn được xếp hạng là loại bia ngon nhất thế giới.[116] Công ty bia lớn nhất thế giới theo sản lượng là Anheuser-Busch InBev, có trụ sở tại Leuven.

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!
  翻译: