Bước tới nội dung

Kinshasa

4°19′30″N 15°19′20″Đ / 4,325°N 15,32222°Đ / -4.32500; 15.32222
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kinshasa
Ville de Kinshasa
—  Ville-province (thành phố-tỉnh)  —
Trung tâm thành phố
Hiệu kỳ của Kinshasa
Hiệu kỳ

Ấn chương
Tên hiệu: Kin la belle
(Kin xinh đẹp)
Vị trí của thành phố-tỉnh Kinshasa tại CHDC Congo
Vị trí của thành phố-tỉnh Kinshasa tại CHDC Congo
Kinshasa trên bản đồ Cộng hòa Dân chủ Congo
Kinshasa
Kinshasa
Quốc gia Cộng hòa Dân chủ Congo
TỉnhKinshasa
Thành lập1881
Người sáng lậpHenry Morton Stanley
Đặt tên theoLeopold II
Administrative HQLa Gombe
Commune
Chính quyền
 • Thống đốcAndré Kimbuta
Diện tích[1]
 • Thành phố-tỉnh9.965 km2 (3,848 mi2)
 • Đô thị[2]600 km2 (200 mi2)
Độ cao240 m (790 ft)
Dân số (2017)[2]
 • Đô thị11.855.000
 • Mật độ đô thị20,000/km2 (51,000/mi2)
 • Ngôn ngữTiếng Pháp, tiếng Lingala
Múi giờUTC+1
Mã điện thoại0987-
Mã ISO 3166CD-KN
Thành phố kết nghĩaDakar, Brazzaville, Bruxelles, Tehran, Utrecht, Ankara, Incheon
HDI0,58 Trung bình (2012)[3]
Websitewww.kinshasa.cd

Kinshasa, trước đây gọi là Léopoldville (tiếng Pháp) hay Leopoldstad (tiếng Hà Lan), là thủ đô và thành phố lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Congo, tọa lạc bên sông Congo.

Từng là một khu vực với các làng đánh cá và mua bán, Kinshasa nay là một siêu đô thị với dân số ước tính hơn 11 triệu người.[2] Nó đối diện với Brazzaville, thủ đô của nước láng giềng Cộng hòa Congo cùng với bang Pool, mà có thể nhìn thấy được chỉ bằng việc nhìn sang bên kia sông Congo, khiến chúng trở thành hai thủ đô gần nhau nhất sau RomaThành Vatican. Thành phố Kinshasa cũng là một trong 26 tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Congo. Vì biên giới hành chính của thành phố-tỉnh này khá rộng hơn, hơn 90% diện tích là nông thôn, khu vực đô thị chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng đang mở rộng về phía tây.[4]

Kinshasa là vùng đô thị lớn thứ ba châu Phi sau CairoLagos.[2] Đây cũng là vùng đô thị Francophone (nói tiếng Pháp) lớn nhất thế giới (vượt qua Paris về dân số),[5][6] với tiếng Pháp là ngôn ngữ của chính phủ, trường học, báo chí, và dịch vụ công cộng tại thành phố, trong khi tiếng Lingala đóng vai trò lingua franca trên đường phố.[7] Kinshasa là nơi tổ chức Hội nghị cấp cao Francophonie lần thứ 14 vào tháng 10 năm 2012.[8]

Cư dân Kinshasa được gọi là Kinois trong tiếng Pháp. Các dân tộc bản địa trong vùng là người Humbungười Teke.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Sông Congo tại commune Ngaliema.

Kinshasa là thành phố của sự tương phản, với nhưng khu vực dân cư và tài chính khang trang, cùng ba trường đại học, kế bên những khu ổ chuột đang lan rộng. Nó nằm cạnh bờ nam của sông Congo, gần Pool Malebo[9] và đối diện trực tiếp với Brazzaville, thủ đô của Cộng hòa Congo. Sông Congo là con sông dài nhất châu Phi sau sông Nin, và có lưu lượng lớn nhất. Nó cung cấp một tuyến đường thủy vận tải cho hầu hết bồn địa Congo, nhờ việc có thể đi thuyền từ Kinshasa đến Kisangani. Con sông này là một nguồn thủy điện quan trọng, với tiềm năng sản sinh điện cho khoảng một nửa dân số cư châu Phi.[10]

Phần cổ hơn và thịnh vượng hơn của thành phố (ville basse) tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng giàu phù sa và đất sét cạnh sông Congo, còn những phần mới hơn nằm trên những quả đồi đất đỏ bị xói mòn xung quanh.[1][11]

Quy hoạch đô thị tại Kinshasa thời độc lập chưa triệt để. Mission Française d'Urbanisme viết ra một vài dự án vào thập niên 1960 về nới rộng hệ thống giao thông nhưng đã không lường trước tăng trưởng dân số đáng kể của thành phố. Do vậy, đa số công trình đô thị phát triển mà không theo một kế hoạch chung. Theo UN-Habitat, thành phố mở rộng 8 km² mỗi năm. UN-Habitat cũng mô tả nhiều khu nhà mới là ổ chuột, xây dựng trong điều kiện không an toàn với cơ sở hạ tầng thiếu thốn.[12]

Phân cấp hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Kinshasa vừa là một thành phố (ville trong tiếng Pháp) vừa là một tỉnh (province trong tiếng Pháp), một trong 26 tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Congo. Địa vị của nó tương tự Paris (mà vừa là thành phố vừa là một trong 101 tỉnh của Pháp). Ville-province Kinshasa được chia thành bốn quận và 24 commune.[9] Maluku, commune nông thôn cạnh vùng đô thị, chiếm đến 79% trong 9.965 km² tổng diện tích của ville-province,[4] nhưng dân số chỉ khoảng 200.000 người.[9]

Bản đồ 24 commune của Kinshasa
Flag of Kinshasa
Viết tắt: Kal. (Kalamu), Kin. (Kinshasa), K.-V. (Kasa-Vubu), Ling. (Lingwala), Ng.-Ng. (Ngiri-Ngiri)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Matthieu Kayembe Wa Kayembe, Mathieu De Maeyer et Eléonore Wolff, "Cartographie de la croissance urbaine de Kinshasa (R.D. Congo) entre 1995 et 2005 par télédétection satellitaire à haute résolution", Belgeo 3–4, 2009; doi:10.4000/belgeo.7349.
  2. ^ a b c d “DemographiaWorld Urban Areas – 13th Annual Edition” (PDF). Demographia. tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ “State of the World's Cities 2012/2013” (PDF). UN Habitat. 2013. tr. 18. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ a b “Géographie de Kinshasa”. Ville de Kinshasa. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ “Populations Of 150 Largest Cities In The World”. World Atlas. ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Time series of the population of the 30 largest urban agglomerations in 2011 ranked by population size, 1950–2025”. United Nations, Population Division. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ Cécile B. Vigouroux & Salikoko S. Mufwene. Globalization and Language Vitality: Perspectives from Africa, pp. 103 & 109. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ “XIVe Sommet de la Francophonie”. OIF. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ a b c Jean Flouriot, "Kinshasa 2005. Trente ans après la publication de l’Atlas de Kinshasa", Les Cahiers d’Outre-Mer 261, January–March 2013; doi:10.4000/com.6770.
  10. ^ Wachter, Sarah J. (ngày 19 tháng 6 năm 2007). “Giant dam projects aim to transform African power supplies”. New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ Joe Trapido, "Kinshasa's Theater of Power", New Left Review 98, March/April 2016.
  12. ^ Innocent Chirisa, Abraham Rajab Matamanda, & Liaison Mukarwi, "Desired and Achieved Urbanisation in Africa: In Search of Appropriate Tooling for a Sustainable Transformation"; in Umar Benna & Indo Benna, eds., Urbanization and Its Impact on Socio-Economic Growth in Developing Regions; IGI Global, 2017, ISBN 9781522526605; pp. 101–102.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  翻译: