Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Niger có tên chính thức Cộng hoà Niger (République du Niger) là một quốc gia ở Tây Phi. Tên quốc gia đặt theo tên sông Niger. Niger có chung đường biên giới với Nigeria và Bénin về phía nam, Burkina Faso và Mali về phía tây, Algérie và Libya về phía bắc, và Tchad về phía đông. Quốc gia này bai phủ một diện tích trên đất liền là 1.270.000 km², trong đó hơn 80% trong sa mạc Sahara. Dân số cả nước là 15.000.000 người, hầu hết theo đạo Hồi. Dân cư sinh sống tập trung ở miền nam và miền tây đất nước. Thủ đô của Niger là Niamey.

Niger là một quốc gia đang phát triển. Nhiều khu vực không thuộc khu vực sa mạc của nước này vẫn đang bị đe dọa bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hóa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp; chỉ ở miền nam màu mỡ mới sản xuất được một ít nông sản xuất khẩu. Mặt hàng xuất đặc biệt khác là quặng thô uranium. Niger vẫn còn là một quốc gia kém phát triển bởi vị trí sâu trong lục địa, địa hình sa mạc, giáo dục chưa hoàn chỉnh và tài nguyên của đất nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa hoàn chỉnh, và sự xuống cấp của môi trường.

Xã hội Niger phản ảnh sự đa dạng rất lớn bắt nguồn từ lịch sử độc lập lâu dài của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đặt trong một lịch sử chung sống tương đối ngắn dưới cùng một nhà nước duy nhất. Theo dòng lịch sử, phần lãnh thổ mà giờ đây có tên là Niger vốn là một phần của nhiều quốc gia cổ đại. Kể từ khi độc lập, Niger đã trải qua năm lần sửa đổi hiến pháp và ba lần được điều hành bởi luật quân sự. Phần lớn dân số sống ở các vùng nông thôn, và ít có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục cấp cao.

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Lịch sử [sửa]Bài chi tiết: Lịch sử NigerTrong khi phần lớn lãnh thổ mà ngày nay thuộc Niger đã bị biến thành một phần của sa mạc Sahara trong suốt hai ngàn năm qua, thì quay ngược thời gian vào năm ngàn năm trước phía bắc của đất nước này là một miền đồng cỏ màu mỡ. Những hình vẽ có niên đại 10.000 năm TCN mà quần thể người sống bằng nghề chăn nuôi để lại cho thấy từng có vô số động vật hoang dã lẫn thuần hóa, xe ngựa, và một nền văn hóa đa dạng.

Buổi đầu lịch sử

[sửa]

Quang cảnh thị trấn Zinder và cung điện Sultan nhìn từ pháo đài Pháp (1906). Sự xuất hiện của người Pháp báo trước sự kết thúc của nền tự chủ và thời kỳ tiền thuộc địa như Vương quốc Damagaram, vốn chỉ tồn tại dưới sự chỉ định của chính quyền thuộc địaTrong thập niên 1400, Đế quốc Songhai từng bành trướng tới tận nơi mà ngày nay là Niger, vươn tới tận Agadez trước khi đế quốc này sụp đổ vào năm 1591, sau đó người Zarma và Songhai tiếp tục hiện diện tại nơi này. Khi đế quốc sụp đổ, các phần khác nhau của đế quốc và người tị nạn đến từ đất nước Mali hiện đại đã thiết lập một loạt các quốc gia của người Songhai, trong đó vương quốc Dendi hùng mạnh hơn cả. Từ thập kỷ 1200 trở đi, tộc người du cư Tuareg thiết lập một liên minh, rồi tiến về phía nam về phía dãy núi Aïr, thay thế một số cư dân vốn định cư trước đó ở phía nam. Vào thời kỳ cực thịnh, liên minh của người Tuareg làm chủ hầu hết miền bắc Niger, và mở rộng tới những vùng thuộc Nigeria hiện nay.

Vào thập niên 1700, những cư dân chăn gia súc người Fula chuyển tới khu vực Liptako ở miền tây, trong khi vương quốc Zarma nhỏ hơn, nằm cạnh các nhà nước của người Hausa, có các cuộc xung đột với đế quốc Fulani thuộc Sokoto đến từ phương nam. Đường biên giới của Niger với Nigeria thuộc Anh được hình thành do xung đột giữa cộng đồng Sokoto ở phương nam, và các triều đại Hausa đang mở rộng về phương bắc. Xa hơn về phía đông trong khu vực lòng chảo Hồ Tchad, đế quốc Kanem và đế quốc Bornu đã mở rộng ảnh hưởng đến các nhóm sắc tộc Kanuri và Toubou và các nước chư hầu ở phía tây như Zinder và ốc đảo Kaouar từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 17.


Vách đá Kaouar tạo nên một ốc đảo nằm trong sa mạc TénéréVào thế kỷ 19, sự tiếp xúc với thế giới phương Tây được bắt đầu khi những nhà thám hiểm đầu tiên—Mungo Park (người Anh) và Heinrich Barth (người Đức)— thực hiện cuộc hành trình đến khu vực, nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên của sông Niger. Mặc dù các nỗ lực của người Pháp nhằm "bình định" khu vực bắt đầu trước năm 1900, các nhóm sắc tộc chống đối, đặc biệt là tộc người Tuareg vẫn không chịu khuất phục hoàn toàn cho đến năm 1922, khi Niger trở thành một thuộc địa của Pháp.

Lịch sử thuộc địa và sự phát triển của Niger có liên hệ với các lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp trong quá khứ. Nước Pháp điều hành các lãnh thổ thuộc địa ở Tây Phi thông qua một toàn quyền ở Dakar, Senegal, và các thống đốc trong từng lãnh thổ riêng biệt, trong đó bao gồm cả Niger. Ngoài việc cấp quyền công dân Pháp cho những cư dân của các lãnh thổ trong các xứ thuộc địa, Hiếp pháp năm 1946 của Pháp còn yêu cầu sự phân cấp quyền lực và giới hạn sự tham gia của hội đồng cố vấn địa phương trong đời sống chính trị ở thuộc địa.

Nền độc lập ban đầu [sửa]Một đợt cải cách cơ cấu tổ chức sâu rộng các lãnh thổ hải ngoại xảy ra khi Đạo luật cải cách Hải ngoại (Loi Cadre) được thực thi vào ngày 23, tháng 7-1956, theo sau đó là các biện pháp tái tổ chức được ban hành bởi Quốc hội Pháp vào đầu năm 1957. Ngoài việc loại trừ các điều bất bình đẳng trong bầu cử, các điều luật còn tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ quan chính phủ, đảm bảo cho các lãnh thổ thuộc địa quyền tự quản lý rộng rãi hơn. Sau khi Đệ ngũ Cộng hòa Pháp được thiết lập vào ngày 4 tháng 12, 1958, Niger trở thành một chính phủ tự trị nằm trong Cộng đồng Pháp. Sau đó Niger đạt được nền độc lập hoàn toàn vào ngày 3 tháng 8, 1960, tuy nhiên họ rời bỏ tư cách thành viên của tổ chức trên.

Thời kỳ đơn đảng và quân luật (1961-1991)

[sửa]

Tổng thống Hamani Diori và Tổng thống Đức Heinrich Lübke được chào mừng trong chuyến viếng thăm Niamey năm 1969. Thời gian cầm quyền đơn đảng của ông Diori được đánh dấu bởi mối quan hệ tốt với phương Tây và vai trò tích cực trong công tác đối ngoạiTrong mười bốn năm đầu tiên hiện hữu như một nhà nước độc lập, Niger được điều hành bởi bộ máy nhà nước dân sự do một đảng duy nhất của Tổng thống Hamani Diori cầm quyền. Năm 1974, các đợt hạn hán nghiêm trọng và các cáo buộc tham nhũng lan tràn dẫn đến một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Diori. Sau đó, Đại tá Seyni Kountché và một nhóm nhỏ các sĩ quan điều hành quốc gia cho đến khi Kountché mất vào năm 1987.[1]

Ông được kế nhiệm bởi người Tham mưu trưởng của ông, Đại tá Ali Saibou, ông này sau đó đã thực hiện các biện pháp cải cách như phóng thích các tù nhân chính trị, tự do hóa một số đạo luật và chính sách của chính phủ Niger, và công bố bản hiến pháp mới, theo sau đó là sự thành lập Nền Cộng hòa đơn đảng thứ hai. Tuy nhiên, các nỗ lực của Tổng thống Saibou nhằm kiểm soát các cải cách chính trị thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu của các liên đoàn lao động và sinh viên về một hệ thống dân chủ đa đảng. Sau cùng chính phủ Saibou chấp thuận các yêu cầu này vào cuối năm 1990.

Các đảng phái chính trị và hiệp hội dân sự phát triển nhanh chóng, và một hội nghị hòa bình được tổ chức vào tháng 7, 1991 để mở đường cho việc thực thi hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các cuộc tranh luận thường xuyên tiếp diễn với các lời buộc tội lẫn nhau, nhưng với sự dẫn dắt của Giáo sư André Salifou, hội nghị cuối cùng đã phác thảo được một kế hoạch cho một chính phủ chuyển tiếp.

Nền cộng hòa thứ ba [sửa]Một chính phủ lâm thời được thành lập vào tháng 11, 1991 để điều hành các công việc quốc gia cho đến khi các thể chế hoàn chỉnh của nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập vào tháng 4, 1993. Trong khi các hoạt động kinh tế của đất nước bị đình trệ trong quá trình chuyển tiếp, các thành tựu đạt được trong cuộc cải cách là đáng chú ý, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp; việc thông qua chìa khóa lập pháp như luật bầu cử và nông thôn; và việc tổ chức bầu cử tự do, bình đẳng, không bạo lực và trên toàn quốc. Tự do báo chí cũng được cổ xúy với sự ra đời vài tờ báo độc lập.

Kết quả của của cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1, 1995 dẫn đến sự luân phiên điều hành đất nước giữa hai phe đối địch giữa tổng thống và thủ tướng; điều này khiến như chính phủ gần như bị tê liệt, tạo điều kiện cho Đại tá Ibrahim Baré Maïnassara lật đổ nền cộng hòa thứ ba vào tháng 1, 1996.

Chính phủ quân sự và Nền Cộng hòa thứ tư

[sửa]

Khi nhà cầm quyền quân sự đang điều hành chính phủ (Conseil de Salut National) trong thời gian chuyển tiếp 6 tháng, Baré lập danh sách các chuyên gia để phác thảo một bản hiến pháp mới cho Nền Cộng hòa thứ tư được chính thức thiết lập vào tháng 5, 1996. Baré tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7, 1996. Trong lúc bầu cử diễn ra, ông đã thay thế ủy ban bầu cử. Đến lượt Ủy ban này công bố ông là người chiến thắng sau khi cuộc kiểm phiếu đã kết thúc. Đảng của ông giành được 57% trong tổng số ghế của Quốc hội trong một cuộc bầu cử rạn nứt vào tháng 11, 1996.

Trong lúc các nỗ lực của ông nhằm biện minh cho cuộc đảo chính và những cuộc bầu cử đầy nghi vấn sau đó, bị thất bại trong việc gây dựng lòng tin của các nhà tài trợ để khôi phục sự hỗ trợ kinh tế đa phương và song phương. Không còn cách nào khác Baré đã liều lĩnh bỏ qua lệnh cấm vận quốc tế chống lại Libya và tìm nguồn quỹ tín dụng từ nước này để hỗ trợ nền kinh tế Niger. Các hành động bạo lực chống lại quyền tự do dân sự cơ bản bị chính quyền vi phạm liên tục, các nhà lãnh đạo phe đối lập bị cầm tù; nhà báo bị bắt giữ, và bị trục xuất bởi lực lượng quân dân không chính thức bao gồm cảnh sát và nhân viên quân sự; các cơ quan truyền thông độc lập bị cướp phá và thiêu hủy.

Như là một phần của kế hoạch bắt đầu từ năm 1991 trong hội nghị quốc gia, chính phủ đã ký các hiệp định hòa bình với tất cả các nhóm sắc tộc vào tháng 4, 1995 bao gồm các nhóm nổi loạn của người Tuareg và Toubou từ năm 1990. Những người Tuareg khẳng định họ không không được dự hội nghị và ít được cung cấp thông tin từ chính quyền trung ương. Chính phủ đồng ý thu nạp một số kẻ nổi loạn trước đây vào trong thành phần quân đội và cùng với sự hỗ trợ của người Pháp giúp đưa những người còn lại trở về cuộc sống bình thường.


Tổng thống Cộng hòa Niger bị hạ bệ, ông Mamadou Tandja.Nền Cộng hòa thứ năm từ năm 1999 [sửa]Vào ngày 9 tháng 4, 1999, Baré bị giết chết trong một cuộc đảo chính thực hiện bởi Thiếu Tướng Daouda Malam Wanké, người này sau đó đã thiết lập Hội đồng Hòa giải Quốc gia để thực thi việc phác thảo hiến pháp cho Nền Cộng hòa thứ năm với một chính phủ theo hệ thống bán tổng thống kiểu Pháp.

Trong cuộc bầu cử mà được các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương đối tự do và công bằng, cử tri Niger đã chấp nhận bản hiến pháp mới vào tháng 7, 1999 và các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống được tổ chức sau đó vào tháng 10 và 11, 1999. Dẫn đầu liên minh giữa Phong trào Quốc gia vì sự phát triển Xã hội (MNSD) và Hội nghị Cộng hòa và xã hội (CDS), Mamadou Tandja đắc cử.

Trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2, 2010 một chính quyền quân sự được thiết lập để ngăn chặn các nỗ lực kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của Tandja thông qua vận động sửa đổi hiến pháp. Chính quyền quân sự được chỉ huy bởi Hội đồng Tối cao Lập lại Dân chủ.

Địa lý

[sửa]

Niger là một quốc gia nằm trong lục địa ở tây Phi trong vùng tiếp giáp giữa sa mạc Sahara và khu vực cận Sahara. Tọa độ địa lý của Niger nằm giữa 16° vĩ độ bắc và 8° kinh độ đông. Diện tích của nước này vào khoảng 1267000 kilomet vuông (489.191 dặm vuông) và khoảng 300 kilomet vuông (116 dặm vuông) trong số đó là diện tích mặt nước. Diện tích của Niger thấp hơn một ít so với hai lần diện tích bang Texas của Hoa Kỳ, và đứng hàng thức hai mươi hai về diện tích trên thế giới (sau Tchad). Diện tích nước này tương đương với Angola.

Niger có chung đường biên giới với tất cả bảy quốc gia trên cả bốn mặt và có đường biên giới dài tổng cộng khoảng 5.697 kilomet(3.540 dặm). Đường biên giới của Niger giáp với Nigeria về phía nam có chiều dài lớn nhất vào khoảng (1.497 km/930 dặm). Chiều dài của đường biên giới nước này giáp với Tchad về phía đông khoảng 1.175 km (730 dặm), Algeria ở hướng tây tây-bắc là (956 km/594 dặm), và Mali là 821 km (510n dặm). Niger cũng có chung một đường biên giới ngắn với Burkina Faso về phía tây nam với khoảng 628 km (390 dặm) chiều dài và Benin là 266 km (165 dặm) chiều dài và về phía bắc đông-bắc (Libya là 354 km (220 dặm).

Niger có khí hậu cận nhiệt đới với đặc điểm rất nóng và khô, điều này khiến cho phần lớn diện tích nước này được bao phủ chủ yếu bởi sa mạc. Tại phần cực nam của đất nước có khí hậu nhiệt đới ở rìa lưu vực sông Niger. Địa hình nước này chủ yếu là các đồng bằng sa mạc rộng lớn và đụn cát, khi xuống phương nam sa mạc chuyển dần sang savanna và đồi núi khi đi về phía bắc.

Điểm thấp nhất của nước này là tại sông Niger với độ cao là 200 met (656 feet) trên mặt nước biển. Điểm cao nhất là Mont Idoukal-n-Taghès thuộc Aïr Massif với độ cao là 2.022 m (6.634 feet).

Vùng

[sửa]

Thành phố

[sửa]

Các điểm đến khác

[sửa]

Đến

[sửa]

Bằng đường hàng không

[sửa]

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!
  翻译: