Bước tới nội dung

Dâu tây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dâu tây
Quả dâu tây
Mặt cắt quả dâu
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Rosales
Họ: Rosaceae
Chi: Fragaria
Loài:
F. × ananassa
Danh pháp hai phần
Fragaria × ananassa
Duchesne

Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria × ananassa)[1] là một chi thực vật hạt kín và là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Loại quả này được nhiều người đánh giá cao nhờ hương thơm đặc trưng, màu đỏ tươi, mọng nước và vị ngọt. Nó được tiêu thụ với số lượng lớn, hoặc được tiêu thụ dưới dạng dâu tươi hoặc được chế biến thành mứt, nước trái cây, bánh nướng, kem, sữa lắc và sôcôla. Nguyên liệu và hương liệu dâu nhân tạo cũng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm như kẹo, xà phòng, son bóng, nước hoa, và nhiều loại khác.

Dâu tây lần đầu tiên được trồng ở Bretagne, Pháp vào năm 1750 thông qua một cây giống Fragaria virginiana từ Đông Bắc Mỹ và một cây Fragaria chiloensis thuộc giống được mang đến từ Chile bởi Amédée-François Frézier vào năm 1714.[2] Giống cây lai Fragaria × ananassa thay thế giống dâu rừng (Fragaria vesca) trong sản xuất thương mại, là loài dâu đầu tiên được trồng vào đầu thế kỷ 17.[3]

Theo quan điểm thực vật học, dù có tên tiếng Anh là "strawberry", dâu tây không phải là một "berry" (quả mọng). Về mặt kỹ thuật, nó là một loại hoa quả giả tụ, có nghĩa là phần cái để ăn có nguồn gốc không phải từ quả tụ mà từ đế hoa.[4] Mỗi "hạt" (quả bế) rõ ràng ở bên ngoài của quả thực sự là một trong các bầu nhụy của hoa, với một hạt bên trong.[4]

Năm 2017, sản lượng dâu tây trên thế giới là 9,22 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc chiếm 40% tổng sản lượng.[5]

Dâu tây thường được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu, nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên nơi đây.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Closeup of a healthy, red strawberry
Fragaria × ananassa 'Gariguette', một giống dâu tây trồng ở miền nam nước Pháp

Dâu tây đầu tiên được trồng ở Bretagne, Pháp vào cuối thế kỷ 18.[3] Trước đó, dâu rừng và các giống dâu từ loài dâu rừng là nguồn cung cấp trái cây phổ biến.

Quả dâu tây đã được đề cập trong văn học La Mã cổ đại liên quan đến công dụng chữa bệnh của nó. Người Pháp bắt đầu đưa dâu tây từ rừng về vườn để trồng và thu hoạch quả vào thế kỷ 14. Charles V, vua của Pháp từ năm 1364 đến năm 1380 có 1.200 cây dâu tây trong vườn thượng uyển của mình. Vào đầu thế kỷ 15, tăng lữ Tây Âu đã sử dụng dâu rừng trong các bản thảo được minh họa của họ. Hình ảnh quả dâu tây được tìm thấy trong nghệ thuật Ý, VlaanderenĐức và trong các bức tranh thu nhỏ của Anh. Cây dâu tây cũng được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm.

Đến thế kỷ 16, các tài liệu tham khảo về việc trồng dâu tây trở nên phổ biến hơn. Mọi người bắt đầu sử dụng nó vì cho rằng nó có các đặc tính y học và các nhà thực vật học bắt đầu đặt tên cho các loài khác nhau. Ở Anh, nhu cầu trồng dâu tây thường xuyên đã tăng lên vào giữa thế kỷ 16.

Món ăn kết hợp giữa dâu tây và kem được Thomas Wolsey, người phục vụ trong triều đình của Vua Henry VIII tạo ra.[6] Tài liệu hướng dẫn trồng và thu hoạch dâu tây được xuất bản vào năm 1578. Vào cuối thế kỷ 16, ba loài dâu ở châu Âu đã được trích dẫn: F. vesca, F. moschata, và F. viridis. Dâu tây được cấy ghép từ dâu rừng và sau đó cây sẽ được nhân giống vô tính bằng cách cắt bỏ các rễ cây.

Hai phân loài của F. vesca đã được xác định: F. sylvestris albaF. sylvestris semperflorens. Sự du nhập của F. virginiana từ Đông Bắc Mỹ đến Châu Âu vào thế kỷ 17 là một phần quan trọng của lịch sử dâu tây vì nó là một trong hai loài phát sinh ra giống dâu tây hiện đại. Các loài mới dần dần lan rộng khắp lục địa dù không hoàn toàn được đánh giá cao mãi cho đến cuối thế kỷ 18. Một chuyến du ngoạn của một người Pháp đến Chile vào năm 1712, dẫn đến sự ra đời của một loại cây dâu tây có hoa cái, kết quả là loại dâu tây phổ biến như chúng ta biết ngày nay.

Thổ dân da đỏ Mapuche và Huilliche ở Chile đã trồng các loài dâu có hoa cái cho đến năm 1551 thì người Tây Ban Nha đến chinh phục vùng đất này. Năm 1765, một nhà thám hiểm người châu Âu đã ghi lại việc trồng trọt F. chiloensis, một loại dâu tây Chile. Lúc ban đầu khi du nhập vào châu Âu, chúng phát triển mạnh mẽ nhưng không ra quả. Vào khoảng giữa thế kỷ 18, những nhà làm vườn người Pháp ở Brest và Cherbourg lần đầu tiên nhận thấy rằng khi giống F. moschataF. virginiana được trồng giữa các hàng F. chiloensis thì dâu tây Chile sẽ cho nhiều quả và kích thước to bất thường. Ngay sau đó, Antoine Nicolas Duchesne bắt tay vào nghiên cứu nhân giống dâu tây và thực hiện một số khám phá quan trọng đối với khoa học nhân giống cây trồng đối với loài này, chẳng hạn như sinh sản hữu tính của dâu tây mà ông công bố năm 1766. Duchesne phát hiện ra rằng F. chiloensis cái chỉ có thể được thụ phấn bởi F. moschataF. virginiana đực.[7] Đây là khi người châu Âu biết rằng thực vật có khả năng ra hoa chỉ đực hoặc hoa cái.

Duchesne xác định F. ananassa là con lai giữa F. chiloensisF. virginiana. F. ananassa, loài cho quả lớn, được đặt tên như vậy vì nó giống dứa về mùi, vị và hình dạng quả mọng. Ở Anh, nhiều giống F. ananassa đã được sản xuất, và chúng là cơ sở của các giống dâu tây hiện đại hiện đang được trồng và tiêu thụ. Việc nhân giống khác cũng được tiến hành ở Châu Âu và Châu Mỹ để cải thiện độ cứng, khả năng kháng bệnh, kích thước và hương vị của dâu tây.[7]

Mô tả và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoa dâu tây
Achenes (Hạt)
Sinh trưởng của dâu tây (video)
Hạt phấn dâu

Dâu tây thường được phân nhóm theo thói quen nở hoa.[8][9] Thông thường, việc phân nhóm bao gồm sự phân chia giữa dâu tây "mang trái vào Tháng 6", chúng ra quả vào đầu mùa hè và dâu tây "từng ra quả" ("ever-bearing"), thường ra quả vài vụ trong suốt mùa.[9] Một cây trong suốt một mùa có thể ra hoa từ 50 đến 60 lần hoặc khoảng ba ngày một lần.[10]

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2001 cho thấy dâu tây thực sự có ba thói quen ra hoa cơ bản: ngắn ngày, dài ngày và trung tính. Những điều này liên quan đến độ nhạy kéo dài trong nhiều ngày của cây và quang kỳ dẫn đến sự hình thành hoa. Các giống cây 'trung tính - ban ngày' thì ra hoa không phụ thuộc vào quang kỳ.[11]

Các giống dâu tây rất đa dạng về kích thước, màu sắc, hương vị, hình dạng, mức độ sinh sản, mùa chín quả, khả năng mắc bệnh và cấu tạo của cây.[8] Một quả dâu tây có trung bình 200 hạt trên vỏ ngoài của nó.[12] Một số khác nhau về tán lá, và một số khác nhau quá trình phát triển các cơ quan sinh sản. Hầu hết hoa của các giống trồng có cấu trúc lưỡng tính nhưng có chức năng như hoa đực hoặc hoa cái.[13]

Đối với mục đích trồng để sản xuất thương mại, cây được nhân giống từ kết nối ngang, được trồng dưới dạng cây rễ trần hoặc cây cắm. Việc canh tác tuân theo một trong hai mô hình chung - canh tác nhựa hóa (phủ kín nhựa bọc lên líp trồng),[14] hoặc hệ thống hàng hoặc gò trồng lâu năm theo hàng (líp trồng) hoặc ụ đất.[15] Các vườn dâu nhà kính sản xuất một lượng nhỏ dâu tây trong thời kỳ trái vụ.[16]

Phần lớn sản xuất dâu tây thương mại hiện đại sử dụng hệ thống trồng nhựa hóa. Theo phương pháp này, luống trồng được tái tạo lại hàng năm, tẩy trùng và phủ nhựa bọc để ngăn cỏ dại phát triển và xói mòn mô đất. Cây trồng thường lấy từ các vườn ươm, được trồng tại vị trí lỗ đục xuyên qua lớp nhựa phủ đất bọc kín hàng trồng, và ống tưới được đặt sát bề mặt bên dưới. Cây trồng trổ đọt non được loại bỏ hết phần đọt khỏi cây khi chúng xuất hiện, để giúp cây trồng tập trung phần lớn dinh dưỡng vào sự phát triển của quả. Vào cuối mùa thu hoạch, tiến hành loại bỏ nhựa bọc mô trồng và cây được bứng lên.[14][17] Vì cây dâu tây hơn một hoặc hai năm tuổi bắt đầu giảm năng suất và chất lượng quả, việc nhổ và trồng lại cây mới mỗi năm cho phép cải thiện năng suất và dày đặc quả hơn.[14][17] Tuy nhiên do việc này đòi hỏi một mùa sinh trưởng dài hơn để tạo điều kiện cho cây trồng mỗi năm, và do chi phí nhựa bọc và cây giống để trồng mới hàng năm tăng lên, nên không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện ở mọi khu vực trồng dâu.[17]

Phương pháp chính khác là sử dụng cùng một loại cây dâu để trồng từ năm này qua năm khác, trồng chúng thành hàng hoặc trên gò, phổ biến nhất ở những vùng khí hậu lạnh hơn.[14][15] Nó có chi phí đầu tư thấp hơn và yêu cầu chăm sóc cây tổng thể thấp hơn.[15] Năng suất thường thấp hơn so với trồng dâu phủ nhựa bọc.[15]

Một phương pháp khác sử dụng chậu trồng phân hữu cơ. Cây trồng kiểu này đã được chứng minh là sản xuất flavonoid, anthocyanin, fructose, glucose, sucrose, malic acid, và citric acid nhiều hơn so với các cách khác.[18] Kết quả tương tự trong một nghiên cứu trước đó do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện cũng đã xác nhận cách canh tác này, và việc nó đóng vai trò như thế nào đối với các phẩm chất hoạt tính sinh học của hai giống dâu tây.[19]

Dâu tây cũng có thể được nhân giống bằng hạt, mặc dù chỉ là thói quen của một số người trồng và không được phổ biến trong việc canh tác dâu tây. Một số giống cây trồng nhân giống bằng hạt đã được phát triển để sử dụng cho các hộ gia đình trồng dâu, và việc nghiên cứu trồng thương mại từ hạt giống đang được tiến hành.[20] Hạt giống (achenes) được mua thông qua các nhà cung cấp hạt giống thương mại, hoặc bằng cách tự thu thập và lưu trữ hạt của chúng từ quả.

Dâu tây cũng có thể được trồng trong nhà trong chậu dâu tây.[21] Mặc dù cây có thể sẽ không phát triển tự nhiên khi ở trong nhà vào mùa đông, nhưng sử dụng đèn LED kết hợp ánh sáng xanh và đỏ có thể cho phép cây phát triển trong suốt mùa đông.[22] Ngoài ra, ở một số khu vực nhất định như tiểu bang Florida, mùa đông là mùa sinh trưởng tự nhiên và thu hoạch quả bắt đầu vào giữa tháng 11.[10]

Phân bón và thu hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các giống dâu tây hiện nay đều được bón phân nhân tạo, cả trước và sau khi thu hoạch, và thường được bón trước khi trồng bằng phương pháp phủ màng nhựa.[23]

Để duy trì quả đạt chất lượng cao, quả mọng được thu hoạch cách ngày. Các quả mọng được chọn với nắp cuống vẫn còn dính và còn ít nhất là nửa inch phần cuống. Dâu tây cần phải ở trên cây để chín hoàn toàn vì quả của chúng sẽ không chín sau khi được hái. Những quả chín quá mức và bị thối được loại bỏ để giảm thiểu các vấn đề về côn trùng và bệnh tật. Cho đến trước khi tiêu thụ quả mọng không được rửa sạch.[24]

A man carries a flat of strawberries in a field
Dâu tây thường được hái và đặt trong các 'thùng nông' trên ruộng.

Thông tin kiểm tra đất trồng và kết quả phân tích thực vật được sử dụng để xác định việc thực hành về khả năng sinh sản. Cần bón phân đạm vào đầu thời điểm trồng hằng năm. Thường phải bón phân đủ lượng phosphor và kali để đạt năng suất cao nhất. Để cung cấp thêm chất hữu cơ, thường sẽ có thêm một vụ trồng lúa mì hoặc lúa mạch đen vào mùa đông trước khi trồng dâu tây. Dâu tây ưa độ pH từ 5,5 đến 6,5 nên thường không được bón vôi.[25]

Quá trình thu hoạch và dọn vườn về cơ bản không thay đổi theo thời gian. Những trái dâu tây mỏng manh được thu hoạch bằng tay.[26] Việc phân loại và đóng gói thường tiến hành tại vườn hơn là trong cơ sở chế biến.[26] Trong các hoạt động thu hoạch quy mô lớn, dâu tây được làm sạch bằng nước và băng tải lắc.

Khoảng 200 loài gây hại đã tấn công trực tiếp và gián tiếp dâu tây.[27] Những loài gây hại này bao gồm ốc sên, bướm đêm, ruồi giấm, bọ rầy, mọt rễ dâu tây, bọ trĩ dâu tây, bọ cánh cứng hại dâu tây, bọ ve, rệp và nhiều loài khác.[27][28] Sâu bướm của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy ưa thích ăn cây dâu tây, chẳng hạn, bướm ma, loài được biết đến là gây hại cho cây dâu tây.

Rệp dâu Chaetosiphon fragaefolii, là một loài được tìm thấy ở Hoa Kỳ (Arizona), Argentina và Chile. Nó là vật trung gian truyền bệnh virus vàng lá hại dâu tây.

Lượng thuốc trừ sâu cần thiết cho hoạt động sản xuất công nghiệp của dâu tây là 140 kg ở California trên một mẫu Anh, đã khiến dâu tây đứng đầu danh sách "Dirty Dozen" của EWG về các sản phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu.[29]

Dâu tây có thể bị một số bệnh thực vật, đặc biệt là khi bị căng thẳng.[30][31] Lá cây có thể bị nhiễm bệnh phấn trắng, đốm lá (do nấm Sphaerella fragariae gây ra), cháy lá (do nấm Phomopsis obscurans) và nhiễm nhiều loại nấm mốc.[30] Thân và rễ có thể bị nấm mốc đỏ, nấm verticillium, nấm Thielaviopsisgiun tròn.[30] Quả bị mốc xám, nấm hoại sinh rhizopus, và thối vỏ.[30] Để ngăn ngừa thối rễ, dâu tây nên được trồng trên luống mới ở vị trí khác bốn đến năm năm một lần.[32]

Cây cũng có thể phát sinh bệnh trong mùa đông do nhiệt độ khắc nghiệt.[30] Khi tưới dâu tây, người ta khuyên chỉ nên tưới vào rễ chứ không tưới lên lá vì độ ẩm trên lá sẽ khuyến khích nấm phát triển.[33]

Quả dâu tây cũng có thể dính liền với nhau hoặc bị biến dạng do các nguyên nhân như thụ phấn kém.[34][35]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
Sản lượng dâu tây – 2019
Quốc gia Triệu tấn
Thế giới 8,9
 Trung Quốc 3,2
 Hoa Kỳ 1,0
 México 0,9
 Ai Cập 0,5
 Thổ Nhĩ Kỳ 0,5
Tây Ban Nha 0,4
Nguồn:[36]

Năm 2019, tổng sản lượng dâu tây trên thế giới là 8,9 triệu tấn, đứng đầu là Trung Quốc với 36% tổng sản lượng.

Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]
Dâu tây tươi để bán được đựng trong hộp nhựa.

Tại Hoa Kỳ vào năm 2017, sản xuất thương mại chung của dâu tây, việt quất, mâm xôi và mâm xôi đen là một ngành công nghiệp trị giá 6 tỷ đô la, công ty trồng trọt và tiếp thị Driscoll's ở California là công ty thống trị lĩnh vực này.[37] Trong năm 2017, chỉ riêng thị trường dâu tây đã có trị giá 3,5 tỷ đô la, trong đó 82% là trái tươi.[38]

Để làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong thế kỷ 21, các nhà sản xuất dâu tây thương mại tập trung chủ yếu vào các đặc tính hương thơm tương tự như của dâu tây hoang dã,[39] kích thước lớn, quả có hình trái tim, bên ngoài màu sắc phải đỏ bóng loáng, có độ cứng, và quá trình chín chậm cho thời hạn sử dụng dài hơn, và để thuận lợi trong việc vận chuyển bằng đường bộ từ trang trại trồng đến các cửa hàng phân phối trên toàn quốc, phục vụ tiêu thụ trong vòng hai tuần ngay sau khi thu hoạch.[37] Tại các cửa hàng bách hóa ở Hoa Kỳ và Canada, dâu tây tươi để bán thường được đựng trong hộp nhựa, chúng là một trong những mặt hàng nông sản tươi hàng đầu về doanh thu.[37]

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]
Dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng136 kJ (33 kcal)
7.68 g
Đường4.89 g
Chất xơ2 g
0.3 g
0.67 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
2%
0.024 mg
Riboflavin (B2)
2%
0.022 mg
Niacin (B3)
2%
0.386 mg
Acid pantothenic (B5)
3%
0.125 mg
Vitamin B6
3%
0.047 mg
Folate (B9)
6%
24 μg
Choline
1%
5.7 mg
Vitamin C
65%
58.8 mg
Vitamin E
2%
0.29 mg
Vitamin K
2%
2.2 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
16 mg
Sắt
2%
0.41 mg
Magiê
3%
13 mg
Mangan
17%
0.386 mg
Phốt pho
2%
24 mg
Kali
5%
154 mg
Natri
0%
1 mg
Kẽm
1%
0.14 mg
Thành phần khácLượng
Nước90.95 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[40] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[41]

Dâu tây chứa 91% nước, 8% carbohydrate, 1% protein và chứa một lượng chất béo không đáng kể (bảng). 100 gram dâu tây cung cấp 33 kilocalories, giàu vitamin C (71% Giá trị hàng ngày), mangan (18% Giá trị hàng ngày), và cung cấp một số loại vitamin và khoáng chất khác. Dâu tây chứa một lượng ít các axit béo không bão hòa thiết yếu trong dầu achene (hạt).[42]

Thành phần hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Dâu tây chứa agrimoniin ellagitannin dimeric, là một đồng phân của sanguiin H-6.[43][44] Các polyphenol khác bao gồm flavonoid, chẳng hạn như anthocyanins, flavanols-3, flavonols và axit phenolic chẳng hạn như axit hydroxybenzoic và axit hydroxycinnamic.[42] Dâu tây chứa fisetin và có hàm lượng flavonoid cao hơn các loại trái cây khác.[44][45] Mặc dù achenes chỉ chiếm khoảng 1% tổng trọng lượng tươi của một quả dâu tây, chúng đóng góp 11% tổng số polyphenol có trong toàn bộ quả; Thành phần hóa học achene bao gồm axit ellagic, glycoside axit ellagic và ellagitannin.[46]

Màu sắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Pelargonidin-3-glucoside là anthocyanin chính trong dâu tây và cyanidin-3-glucoside được tìm thấy với tỷ lệ nhỏ hơn. Mặc dù glucose dường như là đường thay thế phổ biến nhất trong anthocyanins dâu tây, rutinose, arabinose và rhamnose cũng đã được tìm thấy trong một số giống dâu tây.[42]

Các sắc tố phụ màu tím bao gồm anthocyanin dimeric (các sản phẩm bổ sung flavanol-anthocyanin: catechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside, epicatechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside, afzelechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside và epiafzelechin (4α → 8) pelargonidin 3-O-β-glucopyranoside) cũng được tìm thấy trong dâu tây.[47]

Hương vị và hương thơm

[sửa | sửa mã nguồn]
Furaneol là một thành phần quan trọng tạo nên hương thơm của dâu tây.

Vì hương vị và hương thơm dâu tây là những đặc điểm có thể thu hút người tiêu dùng,[37][39][48] dâu tây được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất, bao gồm thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, nước hoa và mỹ phẩm.[49][50]

Vị ngọt, hương thơm và hương vị phức hợp là những thuộc tính của dâu tây.[51] Trong trồng trọt và chăm sóc, người ta chú trọng đến đường, axit và các hợp chất dễ bay hơi , giúp cải thiện mùi vị và hương thơm của quả dâu tây khi chín.[52] Este, tecpen và furan là những hợp chất hóa học có mối quan hệ chặt chẽ nhất với hương vị và mùi thơm dâu tây, 31 trong tổng số 360 hợp chất dễ bay hơi có liên quan đáng kể đến hương vị và mùi thơm.[37][39][52] Trong việc nhân giống dâu tây cho thị trường thương mại ở Hoa Kỳ, các hợp chất dễ bay hơi, metyl anthranilate và gamma-decalactone nổi bật trong dâu tây rừng thơm, được ưa chuộng vì đặc tính hương thơm "ngọt ngào và vị trái cây" của chúng.[37][39]

Các thành phần hóa học có trong hương thơm của dâu tây bao gồm:

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Dâu tây trồng tại Đà Lạt (Việt Nam)

Có trên 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới. Chìa khóa để phân loại các loài dâu tây dựa trên số lượng nhiễm sắc thể của chúng. Có 7 kiểu nhiễm sắc thể cơ bản mà tất cả chúng đều có điểm chung. Tuy nhiên, chúng thể hiện tính đa bội khác nhau. Một số loài là lưỡng bội, có 2 tập chứa 7 nhiễm sắc thể (2n = 14). Các loài khác là tứ bội (4 tập, 4n = 28), lục bội (6 tập, 6n = 42), bát bội (8 tập, 8n = 56) hay thập bội (10 tập, 10n = 70).

Theo quy tắc đơn giản (với một số ngoại lệ), loài dâu tây với nhiều nhiễm sắc thể hơn sẽ có xu hướng tạo ra cây to hơn, mạnh khỏe hơn với quả mọng to hơn (theo Darrow).

Lưỡng bội
Cánh đồng dâu tây tại Dülmen, Đức
Dâu tây mới thu hoạch
Tứ bội
Lục bội
Bát bội và lai ghép
Thập bội và lai ghép

Một loạt các loài khác cũng được đề xuất. Tuy nhiên, trong số này chỉ có một số nhất định được công nhận như là phân loài của một trong số các loài nói trên (xem cơ sở dữ liệu phân loại học của GRIN).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Manganaris GA, Goulas V, Vicente AR, Terry LA (tháng 3 năm 2014). “Berry antioxidants: small fruits providing large benefits”. Journal of the Science of Food and Agriculture. 94 (5): 825–33. doi:10.1002/jsfa.6432. PMID 24122646.
  2. ^ “Strawberry, The Maiden With Runners”. Botgard.ucla.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b Welsh, Martin. “Strawberries”. Nvsuk.org.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b Esau, K. (1977). Anatomy of seed plants. John Wiley and Sons, New York. ISBN 0-471-24520-8.
  5. ^ Inamuddin, Mohd Imran Ahamed, Eric Lichtfouse (2020). Sustainable Agriculture Reviews 47: Pesticide Occurrence, Analysis and Remediation Vol. 1 Biological Systems (bằng tiếng Anh). Springer Nature. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết), tr.169
  6. ^ Heather Driscoll-Woodford (9 tháng 6 năm 2015). “Wimbledon's strawberries and cream has Tudor roots”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ a b Darrow, George M. (1966). The Strawberry: History, Breeding, and Physiology (PDF). Holt Rinehart, and Winston. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ a b Michele R. Warmund. “G6135 Home Fruit Production: Strawberry Cultivars and Their Culture”. University of Missouri. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ a b Sagers, Larry A. (15 tháng 4 năm 1992). “Proper Cultivation Yields Strawberry Fields Forever”. Deseret News. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2007.
  10. ^ a b Michelle Stark (7 tháng 3 năm 2016). “10 facts about Florida strawberries that might surprise you”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ Hokanson, S. C.; Maas, J. L. (2001). Strawberry biotechnology. Plant Breeding Reviews. tr. 139–79. ISBN 978-0-471-41847-4.
  12. ^ Mr. Strawberry. “Strawberry Seeds”. Strawberry Plants. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Fletcher, Stevenson Whitcomb (1917) Strawberry Growing, The Macmillan Co., New York, tr. 127.
  14. ^ a b c d Melissa Karcher (28 tháng 6 năm 2002). “Strawberry Plasticulture Offers Sweet Rewards”. Ag.ohio-state.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ a b c d David T. Handley. “Strawberry Production Basics: Matted Row” (PDF). newenglandvfc.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Marvin Pritts. “Pritts Greenhouse Berried Treasures”. Hort.cornell.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ a b c Steve Upson. “Strawberry Fields Forever”. Noble.org. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Wang SW.; Millner P. (2009). “Effect of Different Cultural Systems on Antioxidant Capacity, Phenolic Content, and Fruit Quality of Strawberries (Fragaria × aranassa Duch.)”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 57 (20): 9651–57. doi:10.1021/jf9020575. PMID 20560628.
  19. ^ Wang SY, Lin HS (tháng 11 năm 2003). “Compost as a soil supplement increases the level of antioxidant compounds and oxygen radical absorbance capacity in strawberries”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 51 (23): 6844–50. doi:10.1021/jf030196x. PMID 14582984.
  20. ^ Wilson, D.; Goodall, A.; Reeves, J. (1973). “An improved technique for the germination of strawberry seeds”. Euphytica. 22 (2): 362. doi:10.1007/BF00022647. S2CID 26544785.
  21. ^ Hessayon, D. G. (1996). The House Plant Expert (bằng tiếng Anh). Sterling Publishing Company, Inc. tr. 146. ISBN 9780903505352. Strawberries grown indoors in strawberry pots.
  22. ^ Merrick, Jane (1 tháng 1 năm 2014). “Strawberries in winter? Welcome to franken-season”. The Independent (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2018.
  23. ^ Bielinski M. Santos, Alicia J. Whidden (6 tháng 8 năm 2007). “HS1116/HS370: Nitrogen Fertilization of Strawberry Cultivars: Is Preplant Starter Fertilizer Needed?”. Edis.ifas.ufl.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ Bordelon, Bruce. “Growing Strawberries” (PDF). Purdue University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ “Production Guide for Commercial Strawberries” (PDF). Iowa State University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ a b Alvaro Rivera, Cindy Tong. “Commercial Postharvest Handling of Strawberries (Fragaria spp.)”. Extension.umn.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  27. ^ a b Thomas P. Kuhar, Douglas G. Pfeiffer (3 tháng 5 năm 2000). “Insect Pests of Strawberries and Their Management”. Virginiafruit.ento.vt.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ Sujaya Rao, Stephen C. Welter (20 tháng 11 năm 2009). “Radcliffe's IPM World Textbook | CFANS | University of Minnesota”. Ipmworld.umn.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009.
  29. ^ Scipioni, Jade (12 tháng 4 năm 2016). “Strawberries are Now the Most Contaminated Produce”. Foxbusiness. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  30. ^ a b c d e Ward Stienstra. “Strawberry Diseases”. Extension.umn.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  31. ^ C.E. Swift. “Strawberry Diseases”. Colorado State University. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  32. ^ Pleasant, Barbara (2011). “All About Growing Strawberries”. Mother Earth News (248): 23–25.
  33. ^ Davis, Julie Bawden (2009). “Strawberry Success”. Organic Gardening. 56 (5): 52–56.
  34. ^ Mr. Strawberry. “Deformed Strawberries”. Strawberry Plants. org. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  35. ^ Gordon Johnson (16 tháng 5 năm 2019). “Misshapen Strawberry Fruits”. University of Delaware. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  36. ^ Katia Zacharaki, UK Urban AgriTech (22 tháng 7 năm 2021). “What is the role of CEA in the worldwide strawberry product?” (bằng tiếng Anh). Verticalfarmdaily. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2021.
  37. ^ a b c d e f g h Dana Goodyear (14 tháng 8 năm 2017). “How Driscoll's reinvented the strawberry”. The New Yorker. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2019.
  38. ^ “Strawberries”. Agricultural Marketing Resource Center, US Department of Agriculture. 1 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2019.
  39. ^ a b c d e f Negri, Alfredo S.; Allegra, Domenico; Simoni, Laura; Rusconi, Fabio; Tonelli, Chiara; Espen, Luca; Galbiati, Massimo (11 tháng 2 năm 2015). “Comparative analysis of fruit aroma patterns in the domesticated wild strawberries Profumata di Tortona (F. moschata) and Regina delle Valli (F. vesca)”. Frontiers in Plant Science. 6: 56. doi:10.3389/fpls.2015.00056. ISSN 1664-462X. PMC 4324068. PMID 25717332.
  40. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  41. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  42. ^ a b c Giampieri F, Tulipani S, Alvarez-Suarez JM, Quiles JL, Mezzetti B, Battino M (tháng 1 năm 2012). “The strawberry: composition, nutritional quality, and impact on human health”. Nutrition. 28 (1): 9–19. doi:10.1016/j.nut.2011.08.009. PMID 22153122.
  43. ^ Lipińska L, Klewicka E, Sójka M (tháng 9 năm 2014). “The structure, occurrence and biological activity of ellagitannins: a general review”. Acta Scientiarum Polonorum. Technologia Alimentaria. 13 (3): 289–99. doi:10.17306/j.afs.2014.3.7. PMID 24887944.
  44. ^ a b Vrhovsek, U.; Guella, G.; Gasperotti, M.; Pojer, E.; Zancato, M.; Mattivi, F. (2012). “Clarifying the Identity of the Main Ellagitannin in the Fruit of the Strawberry, Fragaria vesca and Fragaria ananassa Duch”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 60 (10): 2507–16. doi:10.1021/jf2052256. PMID 22339338.
  45. ^ Khan N, Syed DN, Ahmad N, Mukhtar H (tháng 7 năm 2013). “Fisetin: a dietary antioxidant for health promotion”. Antioxidants & Redox Signaling. 19 (2): 151–62. doi:10.1089/ars.2012.4901. PMC 3689181. PMID 23121441.
  46. ^ Aaby, K; Skrede, G; Wrolstad, R. E. (2005). “Phenolic composition and antioxidant activities in flesh and achenes of strawberries (Fragaria ananassa)”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 53 (10): 4032–40. doi:10.1021/jf048001o. PMID 15884835.
  47. ^ Fossen, Torgils; Rayyan, Saleh; Andersen, Øyvind M (2004). “Dimeric anthocyanins from strawberry (Fragaria ananassa) consisting of pelargonidin 3-glucoside covalently linked to four flavan-3-ols”. Phytochemistry. 65 (10): 1421–28. doi:10.1016/j.phytochem.2004.05.003. PMID 15231416.
  48. ^ Thompson, J. L.; Lopetcharat, K; Drake, M. A. (2007). “Preferences for commercial strawberry drinkable yogurts among African American, Caucasian, and Hispanic consumers in the United States”. Journal of Dairy Science. 90 (11): 4974–87. doi:10.3168/jds.2007-0313. PMID 17954736.
  49. ^ George Dvorsky (8 tháng 11 năm 2012). “How Flavor Chemists Make Your Food So Addictively Good”. io9. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2014.
  50. ^ Cassell, D (2014). “2014 Flavor Trends: Yogurt's Fruitful Union”. Food Processing. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2014.
  51. ^ Colquhoun TA, và đồng nghiệp (2012). “Framing the perfect strawberry: An exercise in consumer-assisted selection of fruit crops”. Journal of Berry Research. 2 (1): 45–61. doi:10.3233/JBR-2011-027.
  52. ^ a b Schwieterman, M. L.; Colquhoun, T. A.; Jaworski, E. A.; Bartoshuk, L. M.; Gilbert, J. L.; Tieman, D. M.; Odabasi, A. Z.; Moskowitz, H. R.; Folta, K. M.; Klee, H. J.; Sims, C. A.; Whitaker, V. M.; Clark, D. G. (2014). “Strawberry flavor: Diverse chemical compositions, a seasonal influence, and effects on sensory perception”. PLOS ONE. 9 (2): e88446. Bibcode:2014PLoSO...988446S. doi:10.1371/journal.pone.0088446. PMC 3921181. PMID 24523895.
  53. ^ Jouquand, Celine; Chandler, Craig; Plotto, Anne; Goodner, Kevin (2008). “A Sensory and Chemical Analysis of Fresh Strawberries Over Harvest Dates and Seasons Reveals Factors that Affect Eating Quality” (PDF). J. Am. Soc. Hort. Sci. 133 (6): 859–67. doi:10.21273/JASHS.133.6.859.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  翻译: